Nội dung tóm tắt của các bài tham luận tại hội nghị

Tóm tắt của các bài tham luận tại hội nghị khoa học 2016

 1. Hướng tới việc sử dụng ICT linh hoạt và hiệu quả trong giảng dạy tiếng Anh bậc đại học tại Việt Nam
Người trình bày: TS Ngô Văn Giang
Luận án tiến sĩ mang tên ‘Hướng tới việc tích hợp ICT linh hoạt và hiệu quả trong giảng dạy tiếng Anh như là một ngoại ngữ ở bậc đại học tại Việt Nam’. Mục đích chính của luận án là xác định yếu tố nào tạo nên tính linh hoạt và hiệu quả trong việc tích hợp ICT để đáp ứng nhu cầu và kỳ vọng của giáo viên và sinh viên trong bối cảnh giáo dục đại học tại Việt Nam. Để đạt mục đích này, luận án đi sâu tìm hiểu kinh nghiệm và thực tiễn của giáo viên dạy tiếng Anh sử dụng khung lý thuyết hiện thực phê phán và dân tộc học chọn lọc. Khung lý thuyết chính của luận án sử dụng lý thuyết của Bhaskar (1978) và Archer (1995) để tìm ra cơ chế ẩn tác động tới kinh nghiệm và thực tiễn của giáo viên. Luận án đề xuất mô hình Đáp Ứng-Thích ứng-Kịp thời (RAT model) để nâng cao tính hiệu quả và linh hoạt trong tích hợp ICT trong giảng dạy tiếng Anh như là một ngoại ngữ. Các yếu tố tạo nên tính hiệu quả và linh hoạt gồm đam mê trong giảng dạy, khao khát tìm kiếm cơ hội tập huấn ICT và cơ hội liên kết mạng lưới. Các rào cản liên quan tới thiếu tầm nhìn trong chính sách sử dụng ICT và chế độ phát triển nghề nghiệp cho giáo viên.

2. Sử dụng hệ thống trả lời trắc nghiệm (ARS) trong học tập và giảng dạy”
Người trình bày: ThS Nguyễn Thanh Loan
Hệ thống trả lời trắc nghiệm (Audience Response System) đang là công cụ được nhiều trường đại học trên thế giới sử dụng trong giảng dạy và học tập. Với thao tác sử dụng đơn giản và chi phí thấp, Hệ thống trả lời trắc nghiệm đã được chứng minh là đem lại nhiều lợi ích trong giáo dục: nâng cao khả năng tập trung của sinh viên vào bài giảng, tăng tính tương tác giữa giáo viên và sinh viên, cũng như hỗ trợ đắc lực cho giáo viên trong việc đánh giá khả năng hiểu vấn đề của sinh viên.
Nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy, việc tăng cường các trang thiết bị công nghệ thông tin (CNTT) đang được khuyến khích triển khai mạnh mẽ tại các trường học cũng như các cơ sở đào tạo. Bài viết này đề cập đến các định nghĩa, tính năng cũng như các ưu điểm của việc ứng dụng Hệ thống trả lời trắc nghiệm trong giảng dạy, và gợi ý việc ứng dụng hệ thống này tại trường Đại học Hà Nội. Đồng thời, bài viết cũng giới thiệu một trang website giới thiệu một số Hệ thống trắc nghiệm đang đươc sử dụng phổ biến mà người viết đã cùng xây dựng trong quá trình học tập tại trường Đại học Marburg (CHLB Đức).

3. Cái nhìn tổng quan về lý thuyết phương pháp giảng dạy của Feire: giáo viên hay học sinh là trung tâm?
Người trình bày: ThS Cao Xuân Thục Anh  
Trong xu hướng toàn cầu hóa hiện nay, nhu cầu nâng cao chất lượng giảng dạy tiếng Anh tại các quốc gia châu Á đang càng ngày càng tăng. Trong quá trình cải cách giáo dục diễn ra tại các nước châu Á, đội ngũ giáo viên đã và đang nỗ lực đáp ứng yêu cầu đổi mới. Đặc biệt tại Việt Nam, với nhận định phương pháp giảng dạy ngoại ngữ truyền thống không còn phù hợp với học viên, Chính phủ đã đưa ra một số thay đổi vào đầu thế kỷ XX, đặc biệt là những thay đổi về phương pháp giảng dạy các kỹ năng thực hành tiếng để nâng cao chất lượng dạy và học. Thay vào việc yêu cầu học sinh chú ý nghe giảng và ghi nhớ bài học đặt nặng tính lý thuyết và ngữ pháp, các giáo viên dạy các môn ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng đang thay đổi môi trường học tập cho học sinh của mình bằng cách đưa học sinh làm trung tâm bài học. Các hoạt động trên lớp của giáo viên tiếng Anh ngày nay giúp học sinh bớt tính thụ động khi chỉ nghe, ghi chép và hiểu. Hiện nay học sinh còn được tạo điều kiện thực hành nhiều hơn, tương tác với giáo viên nhiều hơn và sáng tạo hơn.
Mục đích của nghiên cứu này là đưa ra cái nhìn tổng quan về hai phương pháp giảng dạy của Freire (1970) về việc giáo viên hay học sinh nên trở thành trung tâm của bài học. Nghiên cứu cũng đồng thời phân tích những lợi ích của phương pháp thứ hai và xem xét khía cạnh áp dụng của nó tại môi trường giáo dục Việt Nam. Thông qua nghiên cứu, các giáo viên dạy bộ môn ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng có thể chọn cho mình một định hướng đúng đắn nhằm giúp học sinh đạt hiệu quả trong học tập.

4. Thái độ của sinh viên với giờ học đọc và hoạt động bên ngoài lớp – thực trạng và gợi ý
Người trình bày: ThS Phạm Ánh Dương
Các nghiên cứu ngôn ngữ và giảng dạy ngôn ngữ ngày càng chú ý đến khía cạnh xã hội của hành vi trong lớp học. Ngôn ngữ học xã hội không chỉ tập trung vào người học mà còn nghiên cứu các yếu tốt ảnh hưởng đến hành vi của giáo viên. Trong bối cảnh xã hội Việt Nam hiện đại, thể hiện xã hội và phong cách có vai trò quyết định đến hành vi và quyết định của giáo viên tiếng Anh trong lớp học