Hướng dẫn cách trình bày khóa luận tốt nghiệp

 Hướng dẫn cách trình bày khóa luận tốt nghiệp

1. Hình thức của Khóa luận tốt nghiệp (KLTN):
- KLTN phải được trình bày rõ ràng, sạch đẹp theo thứ tự sau:
+ Bìa chính
+ Bìa phụ là giấy thường
+ Mục lục: lấy đến mục 03 chữ số
+ Danh mục các chữ viết tắt, danh mục các bảng biểu (nếu có)
+ Lời mở đầu (Bao gồm: Trình bày lý do chọn đề tài, mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu,ý nghĩa khoa học và thực tiễn cảu đề tài nghiên cứu,tổng quan các công trình đã có của các tác giả chính trong và ngoài nước liên quan mật thiết đến đề tài nghiên cứu, trên cơ sở đó nêu ra những vấn đề còn tồn tại, chỉ ra những vần đề mà đề tài luận văn cần tập trung nghiên cứu, giải quyết.)
+ Phần nội dung
+ Kết luận
+ Danh mục tài liệu tham khảo
+ Phụ lục (nếu có)
- KLTN được trình bày trên khổ giấy A4 (210 x 297mm, in một mặt bằng mực đen), có độ dài tối thiểu là 30 trang (nội dung chính; không bao gồm lời cảm ơn, mục lục, mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục).
-KLTN được đóng thành 05 quyển và bản sao trên 02 đĩa CD để nộp cho Hội đồng và Thư viện.
2. Trình bày Nội dung của KLTN
Font chữ: Times New Roman đối với tiếng Việt, 宋体 đối với tiếng Trung Quốc, cỡ chữ: 13, cách dòng 1.5 lines (không dùng After, Before), lùi đầu dòng 1 tab (tương đương với khoảng cách của 02 chữ Trung Quốc) khi sang paragraph mới.
Cách lề: trên: 3 cm; dưới: 3 cm; trái 3.5 cm; phải 2 cm.
Bố cục:
+ Tên chương: Viết chữ in hoa, đậm, căn giữa, cỡ chữ: 16
+ Đề mục: Các tiểu mục của KLTN được trình bày và đánh số thành nhóm chữ số, nhiều nhất gồm bốn chữ số với số thứ nhất chỉ số chương (ví dụ: 1.1.1.2. chỉ tiểu mục 2, nhóm tiểu mục 1, mục 1, chương 1); không có chấm sau khi kết thúc số thứ tự đề mục và không có dấu hai chấm sau khi kết thúc tên đề mục:
. mục cấp 1 ( ví dụ 1.1) được viết thường, đậm
. mục cấp 2 (ví dụ 1.1.1) được viết đậm, nghiêng
. mục cấp 3 (1.1.1.2) được viết nghiêng
Ví dụ: 
第一章      相关理论基础
1.1 现代汉语成语
1.1.1 成语的定义
1.1.1.1 成语的特点
1.1.1.2 成语的类型
- Cách trích dẫn tài liệu tham khảo: Cách trích dẫn tài liệu tham khảo được thực hiện theo hình thức ghi tên tác giả và năm xuất bản ngay sau nội dung đã tham khảo (cung cấp thông tin số trang nếu trích dẫn từ sách).
Ví dụ: 阮如意主编的《语言学术语解释词典》解释:具有汉源的越南语词汇,和越南语词汇融为一体,受到越南语语音、语法和语义规律的支配,也可以称为汉源越词。” (Nguyễn Như Ý, 1996, tr. 369)
 
- Có thể dùng footnote để trích dẫn tài liệu tham khảo hoặc giải thích (hạn chế trích nguồn), cỡ chữ 10. Theo hình thức ghi tên tác giả, tên tác phẩm, nhà xuất bản, năm xuất bản ngay sau nội dung đã tham khảo (cung cấp thông tin số trang nếu trích dẫn từ sách).
Ví dụ阮如意主编的《语言学术语解释词典》解释:具有汉源的越南语词汇,和越南语词汇融为一体,受到越南语语音、语法和语义规律的支配,也可以称为汉源越词。[1]
- Bảng biểu, hình, đồ thị, sơ đồ,... : phải được đánh số theo từng loại và bao gồm luôn cả thứ tự của chương. Số đầu tiên là số thứ tự của chương, số tiếp theo là số thứ tự hình trong chương đó. Ví dụ: Hình 2.1 (Hình vẽ thứ nhất trong chương 2 ); Bảng 1.2 (Bảng thứ 2 trong chương 1). Bảng biểu, hình, đồ thị…phải có tên, đơn vị tính, nguồn (tên, đơn vị tính ở phía trên, căn lề trái, bôi đậm số thứ tự và tên của bảng biểu,…; nguồn ở phía dưới bảng biểu, hình, đồ thị...).
- Không để bảng, biểu, đồ thị…bị cắt thành hai trang.
3. Cách sắp xếp danh mục tài liệu tham khảo
3.1 Tài liệu tham khảo chia thành tài liệu tiếng Việt, tiếng Trung hoặc các thứ tiếng khác và đánh số thứ tự.
3.2 Thứ tự trình bày 01 tài liệu tham khảo: Tên tác giả, Tên tác phẩm, Nhà xuất bản, Năm xuất bản.
3.3 Thứ tự sắp xếp các tài liệu tham khảo: Theo thứ tự ABC (Tên tác giả người Việt Nam: viết theo thứ tự Họ-Tên đệm-Tên; người nước ngoài: Tên-Họ; người Trung Quốc: Họ - Tên )
Ví dụ:
一、中文文献
(一)、中文书籍
《古代汉语词典》编写组,北京商务印书馆2011
(二)、论著
林明华,《汉越词初探》,东南亚研究资料,198604
(三)、论文
1. 范氏红明,《汉越词语与汉语词语对比》,复旦大学,2011
2. 郑惠云,《泰国学生汉语概数习得研究,西南大学,2012
二、越文文献
1. Nguyễn Văn Khang, Từ ngoại lai trong tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2007
2. Diệp Quang Ban, Ngữ pháp Tiếng việt, Nxb Giáo dục, 2002


[1] Nguyễn Như Ý, Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học, Nxb Giáo dục, 1996, tr. 369